song
Thể lệ Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ nhất năm 2020
Ngày xuất bản: 04/11/2020 2:47:22 SA

 Thể lệ cuộc thi viết “cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ nhất năm 2020

Tiếp tục thực hiện tuyên truyền về tình hình triển khai Nghị quyết sổ 36- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; ngày 08 tháng 10 năm 2019, Báo Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ số 336/BBGN về việc Phối hợp tuyên truyền vê Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Theo Biên bản ghi nhớ số 336/BBGN, Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Cuộc thi viết lần thứ nhất năm 2020 với chủ đề: “Cùng giữ màu xanh của biển” trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

Được sự phê duyệt của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên tại Phiếu trình giải quyết công việc ngày 22 tháng 10 năm 2019 (do Báo Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đồng trình), đồng ý chủ trương đồng tổ chức cuộc thi viết “Cùng nhau giữ màu xanh của biển” lần thứ nhất, năm 2020 trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

I. CHỦ ĐỀ CUỘC THI: “Cùng giữ màu xanh của biển”

II. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA

1. Mục tiêu cơ bản:

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”.

Mới đâỵ nhất, ngày 20/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu qủa nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.
Nhận thức được vai trò trong giải quyết cuộc khủng hoảng chất thải nhựa toàn cầu, Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa để bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương. Năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về chất thải nhựa và vi nhựa đại dương. Năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Canada, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đặ cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào chống chất thải nhựa trên toàn quốc, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để chống, giảm thiểu chất thải nhựa.

Nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả các hoạt động quàn lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chỉ thị hoặc kế hoạch giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trong ngành, lĩnh vực và địa bàn quản lý (hoàn thành trước ngày 30 tháng 10 năm 2020)...

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chỉ thị số 33/CT-TTg, Báo Tài nguyên và Môi trường đang tập trung đẩy mạnh truyền thông hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển mà Nghị quyết đặt ra.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Thúc đẩy, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về sự cần thiết và trách nhiệm tiên phong trong việc chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn, trong đó có vật liệu nhựa được tái chế; Nâng cao nhận thức về hạn chế sử dụng và thải bỏ, khuyến khích tái chế và gia tăng giá trị của các sản phẩm nhựa. Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trong việc đồng hành thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp, các sáng kiến xanh về tái chế, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

- Tuyên truyền tích cực cho Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 mà Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang xây dựng trình Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chính phủ.

2. Ý nghĩa cuộc thi:

Cuộc thi “Cùng giữ màu xanh của biển” do Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảọ Việt Nam phát động nhằm tuyên truyền về việc gìn giữ môi trường biển, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trường xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần, những tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường sinh thái, đến sức khỏe của con người...;

- Đặc biệt là tôn vinh những giải pháp công nghệ, con người điển hình trong công cuộc giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển, đi đôi với xây dựng xã hội, gắn kết thân thiện với biển; bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và họp tác quốc tế....

- Vận động, khuyến khích các nhà báo, phóng viên, người viết báọ chuyên và không chuyên trong, ngoài nước và đông đảo công chúng tham gia viết về chủ đề “Cùng giữ màu xanh của biển”.

- Nhằm tuyển chọn, đăng tải trên ấn phẩm báo in của Báo Tài nguyên và Môi trường bài viết về tập thể cá nhân điển hình, những sáng kiến, kinh nghiệm, bài học hay... về việc “Cùng giữ màu xanh của biển”, hạn chế những tác nhân gây hại đối với môi trường, hệ sinh thái biển, đến sức khỏe của con người trong thời gian tới.

III. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

1. Mọi đối tượng là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đang công tác, sinh sống tại Việt Nam, không giới hạn độ tuổi... những người viết báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.

2. Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo (gồm Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Chung khảo) và Ban Thư ký không được tham gia dự thi.

IV. YÊU CẦU TÁC PHẨM DỰ THI

1. Nội dung: “Cùng giữ màu xanh của biển”

- Bài viết về những tập thể cá nhân điển hình, những sáng kiến, kinh nghiệm, bài học hay; thể hiện trong quan hệ ứng xử, giao tiếp, lao động, học tập, sáng tạo, cống hiến; những bài học kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại, đời sống chính trị, văn hóa, ngoại giao vì môi trường biển xanh; chi rõ vai trò chủ đạo của kinh tế biển xanh, xây dựng văn hóa sinh thái biển, chủ động ứng phó với biến đồi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn các xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng 4.0;

- Khẳng định thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Khẳng định phát triển bền vững biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi người dân.

- Kèm theo bài viết là những hình ảnh minh chứng những nỗ lực bảo vệ môi trường biển, các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, những sự kiện cổ vũ cho các hoạt động bảo vệ môi trường biển; những hình ảnh chỉ ra là nguyên nhân hủy hoại môi trường biển, hệ sinh thái biển, tác động đến con người, sinh vật, môi trường sống của muôn loài...

2. Quy định về tác phẩm tham gia dự thi:

- Tác phẩm dự thi phải được thể hiện dưới hình thức và nội dung phù hợp với thể lệ Cuộc thi.

- Tác phẩm phải là sản phẩm sáng tạo của chính tác giả, đảm bảo tính chính xác và có sức thuyết phục cao, chưa tham gia bất kỳ giải thưởng trong nước và quốc tế nào, cũng như chưa được đăng tải trên bất cứ ấn phẩm báo chí - xuất bản trong nước và quốc tế nào, tính đến thời điểm tham dự cuộc thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và bản quyền của tác phẩm.

- Tác phẩm có thể viết tay hoặc đánh máy bằng tiếng Việt có dấu, hoặc bằng tiếng Anh. Tác giả có thể gửi kèm tư liệu, hình ảnh (ảnh gốc, sao chụp) hoặc các minh hoạ khác.

- Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi nhiều tác phẩm tham dự Cuộc thi phù hợp với yêu cầu và điều kiện của Cuộc thi này.

- Tác phẩm dự thi không quá 03 kỳ đối với tác phẩm dài kỳ, và mỗi kỳ không vượt quá 1.600 chữ.

- Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm đã gửi tham dự Cuộc thi và được toàn qụyền sử dụng tác phẩm tham dự để phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền về chủ đề “Cùng giữ màu xanh của biển”.

- Mỗi tác phẩm dự thi phải ghi rõ họ, tên thật, bút danh (nếu có), địa chỉ thường trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác, số điện thoại, địa chỉ email, số tài khoản giao dịch ngân hàng củạ người dự thi (để Ban Tổ chức tiện liên hệ và gửi nhuận bút, báo biếu nếu tác phẩm được đăng tải).

Tác giả có bài dự thi xin gửi bài vào email của Ban Tổ chức Cuộc thi: thukytoasoan.monre@gmail.com

V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

01 giải Đặc biệt, gồm: Bằng Chứng nhận của Tổng cục Biển và Hài đảo Việt Nam và Báo Tài nguyên và Môi trường, kèm theo tiền thưởng của Ban Tổ chức là: 50.000.000 đồng;

- 01 giải Nhất, gồm: Bằng Chứng nhận của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Báo Tài nguyên và Môi trường, kèm tiền thưởng của Ban Tổ chức là: 30.000.000 đồng;

- 03 giải Nhì, gồm: Bằng Chứng nhận của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Báo Tài nguyên và Môi trường kèm tiền thưởng của Ban Tổ chức là: 20.000.000 đồng;

- 05 giải Ba, gồm: Bằng Chứng nhận của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Báo Tài nguyên và Môi trường, kèm tiền thưởng của Ban Tổ chức là: 15.000.000 đồng;

- 05 giải Khuyến khích, gồm: Bằng Chứng nhận của Tổng cục Biển và Hải đào Việt Nam và Báo Tài nguyên & Môi trường, kèm tiền thưởng của Ban Tổ chức 10.000.000 đồng/giải.

- 01 giải Ấn tượng, gồm: Bằng Chứng nhận của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Báo Tài nguyên và Môi trường, kèm tiền thường của Ban Tổ chức 10.000.000 đồng/giải
Căn cứ vào số lượng và chất lượng các tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức có thể điều chỉnh số lượng và giá trị giải thưởng cho phù hợp với tình hình thực tế.

VI. SỬ DỤNG TÁC PHẨM

1. Tác phẩm dự thi được hưởng nhuận bút 1 lần. Ban Tổ chức cuộc thi được quyền sử dụng các tác phẩm đoạt giải để in các ấn phẩm phục vụ hoạt động tuỵên truyền, quảng bá liên quan đến nội dung cuộc thi không phải trả nhuận bút. Đồng thời, giữ lại các tác phẩm này dể phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá.

2. Tác phẩm được chọn để in tài liệu tuyên truyền:

- Các nhà tài trợ được quyền sử dụng các tác phẩm tham gia cuộc thi.

- Những tác phẩm khi sử dụng trên Báo Tài nguyên và Môi trường được trả nhuận bút theo chế độ hiện hành.

- Để tuyên truyền và quảng bá những tác phẩm có giá trị tới cộng đồng xã hội, Ban Tổ chức sẽ đăng tải toàn bộ bài dự thi trên Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử https://baotainguyenmoitruong.vn (Nhuận bút được chi trả theo quy định của Báo Tài nguyên và Môi trường).

- Bản quyền tác phẩm thuộc về tác giả. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan.

- Các tác phẩm đoạt giải và được Hội đồng Giám khảo xét chọn để sử dụng trong hoạt động tuyên truyền, nếu vi phạm quỵền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng - quyền sử dụng tác phẩm cho Ban Tổ chức theo mục đích của cuộc thi.

- Chịu trách nhiệm về quyền tác giả, quyền liên quan và thuế thu nhập cá nhân (giải thưởng) theo quy định của pháp luật.

VII. BAN TỔ CHỨC:

1. Nhà báo Hoàng Mạnh Hà, Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường - Trưởng ban

2. Ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - đồng Trưởng ban

3. Bà Phạm Thu Hằng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Phó Trưởng ban

4. Bà Lý Thị Hồng Điệp, Phó Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường, Thư ký Chi hội Nhà báo, Báo Tài nguyên và Môi trường - Phó Trưởng ban Thường trực

5. Ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Thành viên

6. Ông Lê Xuân Dũng, Phó Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường- Thành viên

7. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Thành viên

8. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chánh Văn phòng, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Thành viên

9. Bà Ngô Thị Khánh Phương, Phó Chánh Văn phòng, Báo Tài nguyên và Môi trường - Thành viên

10. Ồng Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng, Phòng Thư ký - Biên tập, Báo Tài nguyên và Môi trường - Thành viên

11. Ông Lý Ngọc Thanh, Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình, Phó Thư ký Chi hội Nhà báo, Báo Tài nguyên và Môi trường - Thành viên

12. Bà Vũ Kim Liên – Trưởng phòng, Phòng Phóng viên, Báo Tài nguyên và Môi trường - Thành viên

* Tổ Thư ký Ban Tổ chức cuộc thi:

1. Ông Lý Ngọc Thanh - Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình, Phó Thư ký Chi hội Nhà báo, Báo Tài nguyên và Môi trường - Tổ trưởng Tổ Thư ký Ban Tổ chức cuộc thi - ĐTDĐ: 0913.300.375

2. Bà Vũ Kim Liên – Trưởng phòng, Phòng Phóng viên, Báo Tài nguyên và Môi trường - Thư ký Ban Tổ chức cuộc thi - ĐTDĐ: 0906866999

3. Bà Lê Thị Hằng, Phó Trưởng phòng, Phòng Kinh tế và Truyền thông, Báo Tài nguyên và Môi trường, Thư ký Ban Tô chức Cuộc thi - ĐTDĐ: 0989997655

4. Ông Phạm Xuân Hợp, Phó Trưởng phòng, Phòng Thư ký - Biên tập, Báo Tài nguyên và Môi trường, Thư ký Ban Tổ chức Cuộc thi - ĐTDĐ: 0945287696

5. Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Trưởng phòng, Phòng Báo điện tử, Báo Tài nguyên và Môi trường, Thư ký Ban Tổ chức cuộc thi - ĐTDĐ: 0932210975

VIII. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CUỘC THI

Hội đồng giám khảo Cuộc thi do Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập, gồm Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo. Thành phần Hội đồng giám khảo gồm: Lãnh đạo Báo Tài nguyên và Môi trường; Lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Đại diện Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam; Lãnh đạo Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương); Lãnh đạo Vụ Tuyên truyền (Ban Tuyên giáo Trung ương); Lãnh đạo Cục Báo chí; Lãnh đạo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam... cùng một số nhà báo, nhà văn, nhà sử học, chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Biển, Hải đảo của Việt Nam.

1. Hội đồng sơ khảo:

a, Hội đồng sơ khảo do Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thành lập.

b, Thành phần Hội đồng sơ khảo gồm: Lãnh đạo Báo Tài nguyên và Môi Trường, Lãnh đạọ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam cùng một số nhà báo, chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Biển, Hải đảo của Việt Nam.

c, Hội đồng sơ khảo có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định, tổ chức chấm sơ khảo các tác phẩm báo chí dự thi.

d, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo điều khiển các phiên họp của Hội đồng sơ khảo. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên tham dự. Quyết định của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng biểu quyết đồng ý thông qua; Thành viên Hội đồng sơ khảo không được tiết lộ thông tin về kết qủa làm việc.

e) Chủ tịch Hội đồng sơ khảo có trách nhiệm báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng sơ khảo cho Hội đồng chung khảo và thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

2. Hội đồng chung khảo:

a, Hội đồng chung khảo do Lãnh đạo Báo Tài nguyên và Môi trường và Lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thống nhất thành lập. Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thành lập Hội đồng chung khảo và Chủ tịch Hội đồng chung khảo.

b, Thành phần Hội đồng chung khảo gồm: Lãnh đạo Báo Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Lãnh đạo, Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Lãnh đạo Vụ Báo chí - Xuất bản; Lãnh đạo Vụ Tuyên truyền (Ban Tuyên giáo Trung ương); Lãnh đạo Cục Báo chí; Lãnh đạo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện từ (Bộ Thông tin và Truyền thông)... cùng một số nhà báo, nhà văn, nhà sử học, chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Biển, Hải đảo của Việt Nam.

c, Hội đồng chung khảo có trách nhiệm tổ chức thẩm định, xét chọn và quyết định công nhận kết quả; phối hợp công tác trao giải; không được tiết lộ thông tin về kết quả làm việc.

d, Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên tham dự. Quyết định của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng biểu quyết đồng ý.

e, Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành hoạt động của Hội đồng.

3. Phương thức chấm điểm và tiêu chí tính điểm

3. Phương thức chấm điểm

a, Các tác phẩm báo chí được chấm vòng sơ khảo và vòng chung khảo theo thang điểm 100.

b, Tác phẩm báo chí đạt điểm trung bình 70 điểm trở lên vòng sơ khảo để đủ điều kiện chấm vòng chung khảo.

2. Tiêu chí tính điểm

a, Đảm bảo tính thời sự, tính khách quan, chính xác và tính đặc sắc xung quanh chủ đề “Cùng giữ màu xanh của biển”: 25 điểm.

b, Có sự tác động và sức lan tỏa rộng lớn; đạt hiệu quả xã hội cao: 25 điểm.

c, Có tính phát hiện, sự phân tích đánh giá; đề xuất được các giải pháp thực tiễn và hiệu qủa; phù hợp xu hướng phát triển của đời sống xã hội: 30 điểm.

d) Nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, phong phú, chân thực; thể hiện phong cách báo chí, đầu tư công phu: 20 điểm.

IX. THỜI HẠN VÀ NƠI NHẬN TÁC PHẲM

1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi: Từ 10/10/2020 đến hết ngày 30/9/2021 (theo dấu bưu điện).

Thời gian chấm tác phẩm dự thi: Từ ngày 05/10/2021 đến ngày 30/10/2021
Lễ công bố phát động Cuộc thi dự kiến tổ chức vào Thứ Bảy, ngày 10/10/2020 tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lễ công bố trao giải thưởng dự kiến tổ chức tại Thành phố Hải Phòng Dự kiến trong thời gian từ ngày 15/11/2021 đến ngày 30/11/2021.

* Nơi nhận tác phẩm dự thi:

- Báo Tài nguyên và Môi trường

- Địa chỉ: Lô E2, Đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

- Email: thukytoasoan.monre@gmail.com

- Điệnthoại: 0243.7738729

- Điện thoại di động: ông Lý Ngọc Thanh - Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình, Phó Thư ký Chi hội Nhà báo, Báo Tài nguyên và Môi trường - Tổ trường tổ Thư ký, Ban Tổ chức cuộc thi, Điện thoại di động: 0913.300.375

- Mọi chi tiết về cuộc thi được đăng tải trên Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường: https://baotainguyenmoitruong.vn/

X. THÔNG TIN LIÊN HỆ

1. Ban Tổ chức cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển”:

Tòa soạn Báo Tài nguyên và Môi trường - Lô E2, Đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 0243.773872

2. Tổ Thư ký Ban Tổ chức Cuộc thi:

- Ông Lý Ngọc Thanh - Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình, Phó Thư ký Chi hội Nhà báo, Báo Tài nguyên và Môi trường - Tổ trưởng Tổ Thư ký Ban Tổ chức cuộc thi - ĐTDĐ: 0913.300.375

- Ông Phạm Xuân Hợp, Phó Trưởng phòng, Phòng Thư ký - Biên tập, Báo Tài nguyên và Môi trường, Thư ký Ban Tổ chức Cuộc thi - ĐTDĐ: 0945287696

“Cùng giữ màu xanh của biển” cho hành tinh của chúng ta, Ban Tổ chức cuộc thi rất mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà báo, các cây viết chuyên và không chuyên và đông đảo công chúng; sự phối hợp, hỗ trợ tổ chức của các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tổ chức, doanh nghiệp để cuộc thi thành công tốt đẹp./.

TM. BAN TỔ CHỨC

 

TRƯỞNG BAN

 

TỔNG BIÊN TẬP BÁO TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hoàng Mạnh Hà

Du lịch Mù Cang Chải Ruộng Bậc Thang, Mù Cang Chải