song
Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Ngày xuất bản: 17/02/2022 1:52:58 SA
Lượt đọc: 8912

 Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 01/2022/TT-BNV sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2013/TT-BNV quy định chi tiết thi hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2010/NĐ-CP.

Theo đó, Thông tư 01 bổ sung quy định về "Cách tính thời hạn tổ chức đại hội" (khoản 7 Điều 2) như sau:

Đại hội nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ đại hội của hội thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP. Trường hợp hội kéo dài nhiệm kỳ đại hội thì thời hạn tổ chức đại hội tiếp theo được tính kể từ ngày hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ mới.

Đại hội bất thường: Hội tổ chức đại hội bất thường để thông qua việc đổi tên thì được tính thời hạn tổ chức đại hội tiếp theo kể từ ngày hội tổ chức đại hội bất thường; trường hợp hội tổ chức đại hội bất thường để thông qua việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội thì hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội được tính thời hạn tổ chức đại hội nhiệm kỳ tiếp theo kể từ ngày hội tổ chức đại hội thành lập mới.

 

Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung "Điều 3. Hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng" như sau:  

Hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày hội nhận được văn bản yêu cầu tổ chức đại hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP hoặc văn bản yêu cầu tổ chức đại hội theo quy định mà hội không tổ chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu hội tổ chức đại hội. Nếu quá 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu tiếp tục tổ chức đại hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hội không tổ chức đại hội theo yêu cầu, trừ trường hợp có lý do bất khả kháng thì được xem là vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội xác định các vi phạm của hội lặp lại liên tục từ 3 lần trở lên trong cùng một vi phạm về nghĩa vụ của hội được quy định tại Điều 24 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

Nhân sự dự kiến người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, trường hợp nhân sự dự kiến người đứng đầu hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đã là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã nghỉ hưu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không cần phiếu lý lịch tư pháp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 03/3/2022.

Theo Báo Nhà báo và Công luận

 

Du lịch Mù Cang Chải Ruộng Bậc Thang, Mù Cang Chải