song
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông tỉnh Yên Bái được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày xuất bản: 14/11/2023 2:04:08 SA
Lượt đọc: 6159

 Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình tri thức dân gian.

 

Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải - một nghề thủ công truyền thống gắn bó bao đời với bà con người Mông ở Yên Bái.

Theo Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/11 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình Tri thức dân gian.

Theo truyền thống văn hóa của người Mông thì hầu hết nữ giới từ khi còn là thiếu niên đều học vẽ hoa văn trên vải, khi đến đến tuổi trưởng thành đều có khả năng sử dụng thuần thục nghệ thuật này, trước tiên là phục vụ nhu cầu y phục của chính bản thân, gia đình và hôn lễ cá nhân, sau đó là tạo các vật dụng để biếu, tặng, trao đổi.

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay, tộc người Mông vẫn duy trì và thực hành thường xuyên di sản này trong đời sống hằng ngày.

Hoa văn được tạo ra từ nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người. Đây là một hệ thống tri thức dân gian góp phần tạo nên sản phẩm vật chất đặc trưng, là tín hiệu quan trọng bậc nhất để nhận biết về tộc người cũng như các nhóm địa phương tộc người đầu tiên của đồng bào Mông.

 

Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải là bản sắc, là niềm tự hào của người Mông nơi rẻo cao tỉnh Yên Bái.

Di sản đã tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sử tộc người, khẳng định được vai trò và sức sống của mình trong đời sống quá khứ và đương đại. Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải hiện vẫn là bản sắc, là tâm hồn, là niềm tự hào của người Mông nơi rẻo cao tỉnh Yên Bái.

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, không chỉ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông ở các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái mà còn là  công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch để các địa phương vùng cao của tỉnh quảng bá, giới thiệu, thu hút du khách, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Theo Báo Yên Bái

CÁC TIN KHÁC

  • Nhóm tác giả đoạt Giải A Giải Diên Hồng năm 2025 trao tặng toàn bộ giá trị giải thưởng hỗ trợ gia đinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Yên Bái.
  • Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Yên Bái.
  • Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Yên Bái: Khai mạc Hội báo Xuân và các hoạt động trưng bày, triển lãm mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025
  • Yên Bái tổ chức Hội nghị Báo công kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024
  • Yên Bái: Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững
  • Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 28 (mở rộng)
  • Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 28 (mở rộng): Quyết tâm đổi mới, bứt phá hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2025
  • Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024: Báo chí dẫn dắt tư tưởng và đồng hành với những bước đi lớn của Đảng
  • Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh tặng quà tết và dự chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại huyện Mù Cang Chải
  • 131-140 of 2710<  ...  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  ...  >
    Du lịch Mù Cang Chải Ruộng Bậc Thang, Mù Cang Chải