Hệ thống chính trị cơ sở được thiết lập, kết nối một cách biện chứng, khoa học bộ máy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể quần chúng làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, vận động, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở. Nơi nào hệ thống chính trị vững mạnh thì nơi đó hiệu quả hoạt động đạt mức độ cao, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đời sống nhân dân phát triển toàn diện, vững chắc.
Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải với số lượng lớn tin, bài về công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở theo các chuyên mục, chuyên đề đã được xác định. Phải nói rằng rất khó đánh giá tác phẩm báo chí nào đạt tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng bởi mỗi khi đọc chúng ta thường thấy về nội dung còn thiếu một điều gì đó. Ví dụ như khi nói về kết quả hoạt động thì cả tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể quần chúng đều chung một con số. Tổ chức nào cũng nói cán bộ sát dân, gần dân, nhưng cụ thể thế nào lại không nói rõ. Tổ chức Đảng đề ra chủ trương, giải pháp, phân công, phân nhiệm đảng viên phụ trách từng nội dung công việc, nhưng khi tổng kết chỉ báo cáo kết quả chung chung, không nói rõ số lượng, chất lượng. Sinh hoạt chi bộ định kỳ hằng tháng mỗi nơi mỗi kiểu, thường chỉ nghe thông báo một số nội dung văn bản của cấp trên, nói qua kết quả hoạt động tháng qua, triển khai công tác trong tháng, phần thảo luận chung chung, ít đi sâu, cụ thể. Có những cán bộ thuộc cơ quan chính quyền thừa biết rằng mình ăn lương tức là ăn tiền thuế do dân đóng góp từ lao động, nhưng khi giải quyết công việc nặng về thủ tục hành chính, ít hướng dẫn, ít chịu trách nhiệm, thậm chí gây khó khăn cho người dân. Ở một số nơi, khi người dân đến xin giải quyết về vấn đề sở hữu, sử dụng đất đai, đáng lẽ chính quyền phải tra cứu tài liệu thuộc trách nhiệm quản lý, lại đòi người dân phải cung cấp, nếu không có, không đầy đủ thì phó mặc người dân phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có trường hợp chính quyền không đi sâu, đi sát, để cho các quán ka-ra-ô-kê phát triển nhan nhản, đến khi xảy ra vụ cháy quán ka-ra-ô-kê ở 68 Trần Thái Tông, Hà Nội, cơ quan chức năng mới tiến hành kiểm tra hàng loạt, quy trách nhiệm cho người dân, còn mình tưởng như vô can. Các vụ án dân sự, phần lớn người oan sai không đủ tiền theo đuổi đến cùng và nếu có thắng thì số chi phí không chứng từ cũng gần xấp xỉ số tiền thu lại. Tình trạng trộm cướp, giết người diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là trộm cắp vặt tại các khu dân cư trở nên phổ biến nhưng rất ít được lực lượng chức năng ngăn chặn. Nhiều vụ người dân tự ý xử kẻ trộm gây ra thảm cảnh rất đau lòng, mà nếu như lực lượng chức năng kịp thời xử lý thì sẽ hạn chế được thảm cảnh đó. Chỉ mất một con chó, có nơi người dân kéo cả làng xúm vào đánh kẻ trộm cho đến chết mới thôi. Các tổ an ninh nhân dân hoạt động cầm chừng, lơ là việc tuần tra, kiểm soát, nhất là ban đêm, có nơi kẻ gây án đột nhập giết cả gia đình nạn nhân mà chính quyền vẫn không hay biết. Khi sự việc xảy ra rồi mới truy bắt, kế theo là truy tố, xét xử, coi đây là thành tích. Mặt trận và các đoàn thể quần chúng có nơi hoạt động tốt nhưng cũng có nơi hoạt động yếu, chưa sát dân, hiểu dân thông qua các thành viên, hội viên. Đoàn Thanh niên CSHCM không tập hợp hết số thanh niên trong khu dân cư, nội dung sinh hoạt mờ nhạt, ít trau dồi lý tưởng sống, đặc biệt là lý tưởng cộng sản, nặng tâm lý kiếm tiền, nhẹ tâm lý cống hiến. Ở một khu dân cư, trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự có 10 thanh niên, nhưng khi khám tuyển chỉ có 4 người, còn lại 6 người không có mặt vì bận làm ăn xa hoặc trốn tránh. Về kinh tế, mạnh ai lấy làm, tận dụng, phát huy hết lợi thế, người thành công cứ thành công, người thất bại cứ thất bại, sinh ra phân hóa giàu nghèo ngày càng xa. Nói rằng cán bộ mở vung nồi cơm của dân ra xem rồi cầm tay chỉ việc, hướng dẫn dân cùng làm như mình, đó lại là chuyện xưa rồi.
Với thái độ và trách nhiệm của mình, những người làm báo phải thấy rõ những mặt yếu trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở một số địa phương hiện nay để đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền. Trước hết, cần phải thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở vì đây là hệ thống gần dân, sát dân, là cầu nối giữa dân với Đảng, Nhà nước, cụ thể hóa, hiện thực hóa mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng tạo nguồn sức mạnh cung cấp cho sự nghiệp chung của cách mạng. Dù ở bất cứ nơi đâu trong lãnh thổ Việt
Lê Văn Thiềng
CÁC TIN KHÁC