song
Báo chí với vấn đề trật tự an toàn giao thông
Ngày xuất bản: 21/12/2016 12:00:00 SA
Lượt đọc: 38023

 Để có một tác phẩm báo chí xuất sắc, nói về một vấn đề nào đó, trong đời sống xã hội, thì trước hết người làm báo phải am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đó. Trật tự an tòan giao thông là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm có nhiều vấn đề mà báo chí phải tiếp cận, khai thác, phản ánh.

Nói đến trật tự an toàn giao thông là nói đến Luật an toàn giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng của giao thông, ý thức chấp hành của người dân với hành lang hè phố, tuyên truyền pháp luật về văn hóa giao thông, những quy định bắt buộc về tham gia giao thông.....

Báo chí viết về: Trật tự an toàn giao thông, không chỉ dừng lại ở việc phản ánh hiện trạng cụ thể, góp một tiếng chuông cảnh báo mà còn phải đề xuất các giải pháp tích cực hoặc nêu kinh nghiệm hay của nhiều tập thể cá nhân chủ động gương mẫu thực hiện khẩu hiệu: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người mọi nhà”.

Tham gia giao thông tại các thành phố lớn giờ cao điểm (Ảnh: internet)

Nhờ nắm vững luật giao thông đường bộ, đường thủy các nghị định của chính phủ về an toàn giao thông mà không ít các nhà báo có những tác phẩm xuất sắc mang lại hiệu quả xã hội cao. Có thể kể ra nhiều tác phẩm đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Tác phẩm: An toàn  nơi giao cắt đường sắt và đường bộ của tác giả Phan Xuân Hùng - Hồ Thu Thủy đã lý giải và đề xuất ba vấn đề: Thực trạng ở các điểm giao cắt đường sắt đường bộ, nhận tố con người tham gia giao thông, giải pháp an toàn trong các điểm giao cắt.

Tác phẩm: Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và giảm tai nạn giao thông đường bộ của tác giả Quang Ngọc đã đưa ra 8 giải pháp thuyết phục đó là: Kiểm soát tốc độ; phần làn xe cơ giới -thô sơ và việc tăng cường theo dõi cửa ô ngã giao lộ lớn; biển báo giới hạn tốc độ và kiểm soát cơ động chống đua xe; tăng cường tuần tra giao thông và đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy; tuần tra đường xá, xử lý ổ gà và vật cản trên đường phố; giảng dạy ngoại khóa ATGT trong nhà trường và phổ biến tài liệu cho từng hộ gia đình.

Tác phẩm: Hãy trở lại sự phẳng lặng cho dòng sông của Trúc Hạnh phản ánh những cái bẫy nguy hiểm cho người tham gia giao thông ở trên trời và dưới nước ở những cây cầu bắc qua sông từ đó đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tác phẩm Nỗi đau từ Trạm Tấu của Tuấn Anh cảnh báo về tình trạng mất ATGT ở một huyện vùng cao Yên Bái và đề ra giải pháp khắc phục. Tác phẩm: Rối loạn giao thông còn đến bao giờ? của tác giả An Toàn đã đề cập đến nhiều vấn đề nảy sinh như: xung đột giữa ngã tư đường, đường mới mở nhưng giao lô lại tắc, dự án chồng dự án....

Tác phẩm: Vì sao tai nạn giao thông đường bộ không giảm? của tác giả Thăng Long đã đề cập sâu về vấn đề xe ô tô, xe mô tô tăng nhanh. Bất cập trong việc tổ chức thi cấp giấy phép lái xe. Những người có trách nhiệm đứng ngoài cuộc, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các giải pháp mạnh trong triển khai: Tháng An toàn giao thông vào tháng 9 hàng năm.

Tác phẩm: Máy cày, máy kéo gây nhiều tai nạn giao thông ở nông thôn của Bảo Chương đặt ra nhiều câu hỏi trong việc quản lý người và phương tiện tham gia giao thông ở các bản làng thôn xóm như thế nào?

Dẫn chứng: một số tác phẩm báo chí viết về: Trật tự An toàn giao thông ở nhiều địa phương trên nhiều bình diện khác nhau. Nhằm mục đích để người làm báo thấy được sự phong phú, phức tạp đan xen diễn ra hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc mọi nơi. Muốn cập nhật được thông tin bản thân người viết  phải có sự am tường, nhạy bén, sâu sắc, chuẩn xác và tỷ mỉ mới có những bài báo hay, hấp dẫn bổ ích trong quá trình phản ánh hiện thực đời sống.

Trật tự an toàn giao thông luôn là vấn đề bức xúc cuả toàn xã hội, là đề tài phong phú được hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm. Trong thời kỳ đổi mới nhất là từ khi khi chính phủ ban hành các Nghị định 36/CP, 39 /CP, 40/ CP Việc báo chí phản ánh về: Trật tự An toàn giao thông càng trở nên sôi động hơn.

Vào tháng: An toàn giao thông hàng năm và những ngày Lễ tết hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng đều có nhiều hình thức tuyên truyền tạo ý thức xã hội, trách nhiệm công dân trước vấn đề nóng bỏng này. Nhiều tờ báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình thường xuyên có chuyên trang chuyên đề, chuyên mục về An toàn giao thông. Nhiều tờ báo còn tổ chức các cuộc thi, hoặc diễn đàn trao đổi. Ở tỉnh Yên Bái Sở giao thông vận tải, ban an toàn giao thông tỉnh đã phối hợp với Hội nhà báo tỉnh mở nhiều cuộc thi: Băng hình, băng đĩa phát thanh, báo viết về chủ đề An toàn giao thông.

Để việc tuyên truyền: Trật tự An toàn giao thông có hiệu quả các cơ quan báo chí cần có lực lượng cán bộ phóng viên chuyên trách, có năng lực chuyên môn và nắm vững các quy định về pháp luật làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục tại cơ quan báo chí. Đặc biệt, cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về: Trật tự An toàn giao thông cho Nhà báo.

Mặt khác công nghệ báo in, báo phát thanh báo truyền hình ngày càng hiện đại chắc chắn sẽ góp phần đưa công tác tuyên truyền về: An toàn giao thông đạt hiệu quả cao hơn trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập .

                                                                                                  Ngọc Chấn

Du lịch Mù Cang Chải Ruộng Bậc Thang, Mù Cang Chải