song
Nghề làm báo ở Đức
Ngày xuất bản: 02/12/2020 12:00:00 SA
Lượt đọc: 19442

Đức có hệ thống báo chí lưỡng hệ, theo nghĩa, nước Đức vừa có hệ thống báo chí công, vừa có hệ thống báo chí tư nhân. Mặc dù báo chí tư nhân phát triển khá mạnh mẽ, nhưng cho đến tận thập niên 80 của thế kỷ trước, phát thanh và truyền hình chủ yếu vẫn thuộc về hệ thống công. Được hình thành tương tự theo mô hình đài BBC (hệ thống truyền thông công ở Anh), hệ thống truyền thông công ở Đức được thiết lập như những tổ chức hoạt động độc lập và phi lợi nhuận, với kinh phí chủ yếu lấy từ nguồn thu lệ phí thông tin của người dân Đức.

Đức có 75 kênh phát thanh và truyền thông công, trực thuộc 9 tập đoàn truyền thông lớn. Trong đó kênh truyền hìnhARD và ZDF  là hai kênh truyền hình công lớn nhất phát sóng toàn quốc, chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin thiết yếu cho công chúng. Các kênh truyền hình công có lợi thế khi thực hiện các chương trình truyền hình thời sự chính trị, trong khi các kênh truyền hình tư nhân nổi trội với các chương trình giải trí, đặc biệt là gameshow, phim truyền hình và phát sóng những bộ phim điện ảnh bom tấn, thu hút lượng lớn khán giả xem truyền hình ở Đức…

Báo địa phương Đức phát triển mạnh và giữ vị trí quan trọng nên diện mạo báo in ở Đức, với 95% số lượng phát hành. Tờ báo khổ nhỏ bán chạy nhất ở Đức là tờ BILD Zeitung, với số lượng phát hành khoảng 3 triệu bản /kỳ, và đây cũng là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất châu Âu.

Tạp chí giải chí và chỉ dẫn của Đức phát triển mạnh với khoảng 906 tờ tạp chí tổng hợp, có số lượng phát hành gần 118 triệu bản và 1.218 tạp chí chuyên biệt ( phát hành gần 14 triệu bản/kỳ).

Tuy nhiên, Đức không khuyến khích việc một nhà xuất bản thâu tóm quá nhiều cơ quan báo chí. Theo bà Daphne Wolter, ban chính sách truyền thông của Quỹ Konrad Adenauer, luật chống cạnh tranh của Đức chỉ cho phép một tập đoàn nắm giữ dưới 25% thị phần báo chí. Năm 2012, tập đoàn Axel Springer định mua thêm một số đài truyền hình, nhưng không được nhà nước chấp nhận. Vì nhà nước Đức cho rằng tập trung quyền lực vào tay một số tập đoàn sẽ làm cho thị trường thông tin trở nên thiên lệch, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin của công chúng.

Tương tự như vậy, tại  Hãng thông tấn DPA, không ai trong số 181 cổ đông sở hữu quá 1,5% cổ phần của hãng. Ông Rainer Finke, trưởng phòng Hợp tác quốc tế của Hãng thông tấn DPA cho biết, Hãng quy định điều này để củng cố vị trí độc lập của mình. Mô hình DPA thuộc về thiểu số các mô hình thông tấn trên thế giới, theo đó chính phủ không phải là chủ sở hữu của hãng mà là khách của hãng. Có hơn 1.000 phóng viên trên thế giới làm việc cho DPA ở 100 văn phòng ở khắp toàn cầu. Để đảm bảo cho tính khách quan của thông tin, phóng viên DPA không nhận quà hoặc tài trợ của bất kỳ tổ chức nào. Mọi thông tin trước khi chuyển cho khách hàng đều phải qua “nguyên tắc bốn mắt”, tức là phải có ít nhất 2 người kiểm tra, thẩm định thông tin. Chính vì vậy, DPA là một trong những hãng thông tấn lớn ở châu Âu.

Hải Long (ST)

 

 

Du lịch Mù Cang Chải Ruộng Bậc Thang, Mù Cang Chải