Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, tin tức giả mạo (fake news) cũng có môi trường để nảy sinh và phát tán. Trong khi đó, ý thức và khả năng nhận diện tin giả của công chúng còn hạn chế. Trong bài viết, tác giả tập chung nghiên cứu và phân tích trải nghiệm của người dùng mạng xã hội Facebook ở Việt Nam đối với tin giả, dựa trên khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi và phỏng vấn nhóm chọn lọc.
Định nghĩa tin giả (fake news)
Fake News là một thuật ngữ tiếng Anh, được dùng phổ biến tại Việt
Khi mạng xã hội phát triển, các nền tảng này đã sớm trở thành nguồn cung cấp thông tin cho công chúng. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (Đại học
Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí ở Việt
Số lượng các trang web đăng tin giả xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên bùng nổ trên mạng xã hội. Nhiều trang tin giả có hình thức giống trang chính thống khiến không chỉ công chúng nhầm lẫn mà ngay cả phóng viên, biên tập viên cũng bị lừa. Trong khi đó, việc phân biệt tin giả, tin thật khó hơn rất nhiều so với việc nhận biết hàng giả, hàng thật trên thị trường, bởi tin tức là một sản phẩm đặc biệt.
Tin giả thường mang nội dung gây sốc, đánh vào tâm lý tò mò của công chúng. Trong khi đó tỷ lệ công chúng có năng lực thông hiểu truyền thông còn thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tin giả dễ lan truyền, và càng nhiều lượt chia sẻ càng dễ làm cho người ta tin.
Viện công nghệ Massacusetts (MIT) cho biết: Một nghiên cứu về 126.000 tin đồn và tin giả với sự tham gia của hơn 3 triệu người trên mạng Twiter trong 11 năm qua cho thấy chúng lan nhanh hơn, xa hơn, sâu hơn và rộng hơn so với tin chính thống.
Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng năm 2017 của BKAV cho thấy, 63% người dùng thường xuyên tiếp xúc với tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày.
Đại bộ phận công chúng thường tiếp xúc với tin giả
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến với gần 300 người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam, từ 16 - 40 tuổi, không phân biệt vùng miền. Trong số 275 người trả lời, có đến 88% số người cập nhật thông tin qua mạng Internet, và 45.5% khai thác tin tức qua mạng xã hội hoặc thông qua những đường link được dẫn từ mạng xã hội.
Con số đáng ngạc nhiên theo khảo sát trực tuyến của chúng tôi cho thấy, 95,3% tổng số người được hỏi, tương đương với 262/275 người, khẳng định họ đã từng tiếp cận với tin giả.
Con số này tăng lên rất nhiều khi đề cập đến quy mô một quốc gia hoặc toàn cầu. Và những người đã từng tiếp cận với tin giả ít nhiều chịu tác động từ tin tức đó. Hệ quả mà nó để lại có thể rất lớn dù tin giả đó là trò đùa vô ý hay được chủ ý tạo ra.
Tác động đến tâm lý người tiếp cận
Tại hội thảo “Có thật không? Ứng phó với tin giả như thế nào?” (Is it True? How to Deal with Fake News) tổ chức vào tháng 10. 2018 tại Hà Nội, diễn giả Maggie Farley, Giáo sư Truyền thông Mỹ, cho rằng, người lan truyền tin giả là những người rất thông minh bởi họ biết cách thu hút sự chú ý và khiến người khác làm theo những điều họ muốn. Họ biết công chúng mong muốn tiếp nhận thông tin như thế nào. Theo bà Farley, chúng ta thường tin những điều chúng ta muốn tin thay vì tin những điều đúng đắn. Não bộ con người có cơ chế củng cố những gì mà chung ta đã nghĩ từ trước đến giờ. Điều đó thúc đẩy công chúng chia sẻ tin giả trước khi biết đó là tin giả.
Như những gì đối tượng lan truyền tin giả mong muốn, tạo cảm xúc khác thường cho công chúng là tác đông tâm lý đầu tiên của người dùng khi tiếp cận với tin giả. Công chúng thường có thói quen lướt qua và xem nhanh những tin tức được bạn bè và các fan - gage đăng tải trên mạng xã hội. Người dùng sẽ dừng lại ở những tin gây sự chú ý đặc biệt đối với họ. Đọc, bỏ qua, hoặc thích, chia sẻ, rồi tiếp tục đọc những tin tức khác mà “quên” phân tích nội dung hay kiểm chứng thông tin. Đó là thói quen của đại bộ phận người dùng mạng xã hội. Người dùng sẽ dễ bị “dụ dỗ” đọc những tin tức tạo cho họ cảm xúc mạnh và dễ tin vào nó.
Công chúng khi tiếp xúc với tin giả có chủ đề mà họ quan tâm, họ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng chủ yếu sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như: ngạc nhiên, buồn phiền, tức giận, phẫn nộ...
Vài ngày sau khi trailer giới thiệu bộ phim “Jonny English: Tái xuất giang hồ” (2018) do Rowan Atkinson (Mr. Bean) thủ vai chính, trên mạng xã hội tán phát tin giả “Mr Bean” qua đời đột ngột ở tuổi 62. Tiếp xúc với tin này, nhiều người tỏ ra tiếc nuối cho diễn viên hài kịch nổi tiếng.
Tin giả Dùng nước rửa chân pha trà cho khách có nội dung hình ảnh cô gái Tr. Cho chân vào xô nước rồi lấy nước đó pha trà cho khách khi phát tán trên mạng xã hội facebook tạo ra làn sóng phẫn nỗ của người dân...
Có những tin giả tạo cho người đọc, khán giả thích cảm xúc trái chiều nhau. Trung tuần tháng 9.2017, khi nghị định 90/2017 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y do Chính phủ ban hành được thông qua và có hiệu lực vào ngày 15.9, TP Hồ Chí Minh ra quân bắt chó chạy rông, hình ảnh xe ô tô chuyên dụng tuần tra trên nhiều tuyến đường tại 24 quận huyện trên địa bàn TP đã bị đưa tin Xuất hiện xe bắt chó giả ở TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, một số trang mạng còn xuất hiện cả danh tính của hai nam thanh niên giả mạo đội bắt chó. Tuy nhiên, hai thanh niên này thực chất là hai tên trộm chó bị bắt trong một vụ án bắn trọng thương thượng sĩ công an ở Sóc Trăng. Tin giả này có thể gây tức giận với người yêu thú cưng, nhưng có thể khiến với những người ghét động vật, do từng bị chó cắn chẳng hạn, cảm thấy hả hê.
Trái với những người bị tác động mạnh bởi tin giả, một bộ phận dùng mạng xã hội tỏ ra thờ ơ với tin tức, kể cả biết nó là giả. Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn nhóm, với các thành viên là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy, đa số người tham gia phỏng vấn (15/18 người của 3 nhóm) tỏ ra không quan tâm đến tin tức trên mạng xã hội vì đã từng tiếp xúc với một số tin giả. Nếu vô tình đọc được thông tin mà họ quan tâm trên mạng xã hội, họ chỉ đọc và không để tâm hoặc sẽ vào google để “search” tin đó và tìm đọc ở những trang báo chính thống.
Nếu như thái độ “không quan tâm” này là tích cực thì kiểu “không quan tâm” theo cách biết tin đó là tin giả hoặc biết bạn bè, người quen trong “friendlist” tiếp cận, chia sẻ nó... mà vẫn thờ ơ lại là tâm lý tiêu cực.
Trong cuộc phỏng vấn với nhóm đã đi làm (gồm 12 người, 1 nhóm nam và một nhóm nữ), 2/3 số người được hỏi cho biết, người thân họ từng tiếp xúc và chia sẻ tin giả và 1/3 trong số đó tỏ ra “không quan tâm” điều này. Lý do đưa ra là họ đã từng giải thích nhưng người đó vẫn cố chấp, bảo vệ ý kiến riêng. Họ chỉ khuyên không nên tin, sau đó thì bỏ qua. Cá biệt, có người “hủy kết bạn” vì người kia chia sẻ tin giả. Thái độ này vô tình khiến tin giả tiếp tục có cơ hội phát tán.
Trong quá trình phỏng vấn nhóm, chúng tôi đưa ra hai tin tức để người đọc nhận diện là tin giả hay tin thật.
Tin thứ nhất có tiêu đề “Facebook đang nhanh chóng hoàn thiện pháp lý để đặt văn phòng ở Việt
Tin thứ hai do một trang cá nhân trên facebook đăng tải. Nội dung tố cáo người chồng đã bạo hành mình. Ngôn ngữ trong tin rất ngây thơ, thậm chí sai nhiều lỗi chính tả cơ bản. Bài viết có bày tỏ hình ảnh đính kèm là những thương tích mà cô gái đã phải chịu đựng trong quá trình bị đánh đập.
Sau 5 phút cho các nhóm phân tích, khoảng ½ số người được hỏi cho rằng: hai tin đều là giả. Căn cứ được đưa ra gồm: tin có gắn quảng cáo phía dưới, trang đăng tải nội dung không liên quan đến lĩnh vực, câu chữ sai nhiều lỗi chính tả, hình ảnh có thể đã bị xử lý...Những người này nghi ngờ tất cả mọi thông tin (chữ viết, hình ảnh, video) được thông báo ở hai tin trên. Họ cho biết đã từng nghe rằng, tin trên mạng xã hội có nhiều trường hợp là giả mạo, vì thế, tâm lý chung là nghi ngại. Tuy nhiên, tất cả những người được hỏi cho biết, khi có nghi ngờ tin giả, họ sẽ lướt sang tin khác mà không tìm cách kiểm chứng, vì chúng không ảnh hưởng đến cuộc sống và sự quan tâm của họ.
Khi tiếp xúc với tin giả, người dùng mạng xã hội có những phản ứng tâm lý nhất định: hoặc thờ ơ, hoặc nghi ngờ, hoặc, hỷ, nộ, ái, ố rõ ràng. Tác động về mặt tâm lý ban đầu này là yếu tố quyết định hành động tiếp theo.
Tác động đến hành động của người tiếp cận
Ngày nay, việc chia sẻ tin tức chưa bao giờ dễ dàng đến thế,, nhất là khi có mạng xã hội. Dễ dàng tiếp cận, dễ dàng chia sẻ tin tức, thỏa mãn tâm lý “bản thân mình cũng là một nguồn tin”, đã góp phần vào quá trình lan truyền tin giả. Việc mong muốn được thể hiện quan điểm cá nhân, bày tỏ thái độ (like, love, angry...), bình luận, gắn tên (tag) bạn bè, chia sẻ thông tin (share) vô tình làm cho tin giả mà người dùng phát tán trở nên có vẻ đáng tin khi được nhiều người tương tác.
Khoảng giữa tháng 3.2018, mạng Facebook rộ lên phong trào “comment” “BFF” để kiểm tra tài khoản cá nhân có bị hack hay không. Trò lừa đạo này bắt nguồn từ thông tin cho rằng Cambridge Analytica (Công ty có chức năng xác lập hồ sơ của các cử tri trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ) đã khai thác dữ liệu Facebook cá nhân của khoảng 50 triệu người dùng nhằm tạo ra những nội dung quảng bá trong khoảng thời gian bầu cử. Sau sự cố lộ lọt thông tin 50 triệu người dùng Facebook, có rất nhiều trang cá nhân, group trên trang mạng xã hội đưa ra các “biện pháp” giúp người dùng kiểm tra tài khoản cá nhân có bị xâm phạm hay không. Tin giả Com-ment “BFF’ để biết Facebook bị hack hay không xuất hiện dựa vào sự kiện trên.
Tin giả này đánh chúng nỗi lo về tính bảo mật nhân sự kiện trên, nên đã được phát tán rộng rãi. Nhiều người dùng hành động trước khi họ kịp suy nghĩ hay phân tích, kiểm tra xem nội dung thông tin đó có đúng hay không. Cộng đồng mạng xã hội ở Việt
Đối tượng lan truyền tin giả (có chủ đích) hiểu công chúng thường tin và chia sẻ những thông tin đến từ bạn bè họ quen biết nhiều hơn là đến từ người khác. Vì thế họ tìm mọi cách để trở thành “bạn bè” trên mạng xã hội với nhiều người càng tốt. Nguồn phát tin giả thường là những tài khoản có nhiều người theo dõi, hoặc nhiều kết nối bạn bè.
Theo thống kê của chúng tôi, một số chủ đề khiến tất cả mọi người đều quan tâm liên quan đến thiên tai, thực phẩm bản, ô nhiễm môi trường... thường được đối tượng lan truyền tin giả đăng lên các nhóm (group) trên mạng xã hội và có lượng chia sẻ của cộng đồng nhiều nhất. Ngày 9.9.2017, một đoạn video trực tiếp (live) trên Facebook ghi lại cảnh tượng đáng sợ về siêu bão Irma nhận hàng chục triệu lượt xem trên mạng xã hội Facebook.
Thực tế, dù được gắn mác trực tiếp (live) nhưng video trên được quay từ 9 tháng trước ở Ấn Độ. Video gốc chỉ có 3 phút nhưng đoạn video giả được lặp đi lặp lại trở thành video trực tiếp kéo dài tới hơn 2 giờ. Tính năng trực tiếp (live) đã nhận được sự hưởng ứng của cư dân mạng và người dùng cho rằng không thể bị làm giả. Tuy nhiên, việc làm giả “live” là hoàn toàn có thể. Không mấy ai có tâm lý nghi ngờ về độ xác thực của nó. Đây là trang của một người nước ngoài nhưng rất nhiều người dùng mạng xã hội ở Việt
Số liệu khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy, chỉ 16% số người biết tin đó là giả và chia sẻ lại nó với mục đích cảnh báo người khác. Phần đông còn lại có chia sẻ mà không biết đó là tin giả.
Một số người chọn hành động khác, là khi đọc tin giả sẽ phản hồi với chủ tài khoản đã chia sẻ hoặc đăng tin tức đó. Tuy nhiên, tỷ lệ người chọn cách làm này chiếm 13,9% theo khảo sát của chúng tôi. Điều này cho thấy, thái độ tránh né và chưa ý thức đầy đủ tác hại của tin giả ở phần lớn người dùng. Để tránh việc phải giải thích, tranh luận với những người bạn xã hội, bạn xã giao trên Facebook, ít người có hành động phản hồi hay phê phán chủ tài khoản chia sẻ, lan truyền tin giả.
Khảo sát người dùng từng chia sẻ tin tức nào đó mà không biết là giả, thì phản ứng sau khi biết đa phần đều là xóa tin tức đó trên trang cá nhân của mình và thông báo cho những người xung quanh biết. Việc làm này cũng giúp làm giảm lượng tương tác tin giả nhưng có độ trễ về thời gian, bởi khi đó các trang báo chính thống đã chỉ rõ đó là tin giả.
Tỷ lệ người đăng thông tin đính chính trên trang cá nhân không nhiều. Một số người khác chọn cách “không làm gì cả” khi biết tin tức mình đăng tải là giả. Sự xấu hổ, e ngại bị chê bai có thể là một trong nhiều lý do khiến người dùng đã chia sẻ tin giả không gỡ bài hoặc đính chính thông tin khi biết nó là giả mạo.
Đối tượng phát tán tin giả rất khéo léo trong việc chọn lọc chủ đề để khiến người dùng bị tác động, dẫn dụ công chúng đến với cảm xúc khác thường như: thích thú, căm giận, hay phẫn nộ… và thôi thúc họ hành động (thích, bình luận, chia sẻ…) mà bỏ qua việc xác định nguồn tin. Việc chia sẻ, bình luận, bày tỏ cảm xúc trên mạng xã hội quá dễ dàng và không có sự kiểm duyệt đã tạo môi trường thuận lợi cho đối tượng xấu lan truyền tin giả.
Cũng có một số ý kiến khi trả lời phóng vấn nhóm của chúng tôi cho rằng, “sự quan tâm đối với báo chí chính thống giảm sút ở một bộ phận công chúng, hoặc việc lười đọc báo, cũng dẫn đến tình trạng dễ dàng tin vào những gì xem, đọc thấy trên mạng”.
Mặc dù tình trạng tin giả đang có xu hướng phổ biến hơn, nhưng phần lớn ý kiến của người tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu này đều tỏ ra lạc quan ở khả năng ứng xử của cộng đồng mạng. Theo đó, công chúng đã tỉnh táo hơn nhiều, và có những cách riêng để kiểm chứng thông tin, xem xét, hoài nghi về xuất sứ của thông tin, tính logic của thông tin, sự tường minh của hình ảnh, clip được đăng tải, đối chứng thông tin từ mạng xã hội với các báo chính thống. Một đại diện nhóm sinh viên cho hay: “Những người dùng mạng nhiều và theo dõi tin tức thường xuyên sẽ có khả năng nhận ra ngay tin tức nào được làm giả. Do đó, trải nghiệm sử dụng mạng xã hội có tính tích cực, nếu biết cách tham gia có ý thức”.
Nguyễn Vinh (ST)
CÁC TIN KHÁC