song
Bác Hồ nhà báo vĩ đại của Nhân dân
Ngày xuất bản: 21/05/2018 2:30:59 SA
Lượt đọc: 31925

 Trong những ngày này cùng với cả nước nói chung, nói riêng, và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới long trọng kỷ niệm lần thứ 127( 1890-2017)ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất nhà báo vĩ đại và là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam. Nền tảng đó được bắt đầu từ tờ báo thanh niên ra đời cách đây 92 năm( 21/6/1925-21/6/2017). Đây là dịp để chúng ta những người làm báo thế hệ con, cháu Bác Hồ cùng nhau ôn lại đời hoạt động cách mạng của Người gắn với sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng ta.

Lúc sinh thời bác Hồ viết báo là để làm cách mạng, vừa viết báo vừa hoạt động cách mang. Sau hơn 50 năm viết báo với vài chục  bút danh khác nhau, với nhiều thứ tiếng khác nhau, Chủ tịch Hồ chí Minh để lại dấu ấn là một người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam. Trong từng tác phẩm báo chí ngắn gọn cô đọng mà súc tích của Bác là một minh chứng cho sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sinh động giữa lý luận Mác Lê Nin với thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng của Bác với báo chí cách mạng Việt Nam. Đứa con tinh thần do Người sáng lập nuôi dưỡng ví như sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ bản yêu sách của dân tộc Việt Nam đăng trên báo nhân đạo số ra ngày 18/6/1919 tại PaRi đến bài báo cuối cùng mang tên. Nâng cao trách nhiệm chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng đăng trên báo nhân dân, nhân ngày Quốc tế thiếu niên ngày 1/6/1969 nội dung bài báo đó là một phần máu thịt của vị cha gìa dân tộc đối với thế hệ Việt Nam. Nội dung bài báo của người ngày đó đã và đăng đựơc các đồng chí lãnh đạo đảng nhà nứơc ta kế thừa đến nay và mãi mãi sau này vẫn còn nguyên giá trị bởi mỗi dòng mỗi chữ của Người đều mang nặng tỉnh yêu quê hương, đất nứơc tinh thần cách mạng mang tính kiên định trên con đưòng độc lập kiên định và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bác Hồ Nhà báo vĩ đại của Nhân dân

Bác đã nói với báo chi cả nuớc rằng (đề tài của bác viết trong suốt 50 năm qua là chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng nguời cách mạng từ thế hệ này đến thế hệ khác). Nội dung các bài báo của Bác bất ở luận bác dung thể loại nào vẫn có sức truyền cảm thúc dục lòng yêu nứơc huớng tới cái chân thiện mỹ, thức tỉnh đồng bào nhận rõ kể thù của dân tộc.

Những câu thơ sau đây như tiếng kèn thúc dục trong cuộc kháng chiến chống bọn phong kiến, đế quốc:

Bấy lâu mơ ngủ mãi chưa thôi

Kách mệnh ầm ào không mệt mỏi

Nay trống văn minh khua dậy đất     

Kìa chuông độc lập gõ vang trời

Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Mác Lê Nin từ năm 1920 Bác viết nhiều bài cho các báo và tạp chí Nhân đạo, dân chúng, đời sống công nhân, người tự do, tạp chí cộng sản, nội dung tác phẩm của Người vừa để tố cáo tội ác của thực dân phong kiến, vừa tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân Pháp đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta và nhân dân các nước thuộc địa. Từ cuộc sống thưc tế trên đất khách quê người, và với tấm lòng yêu thương đồng loại sống lay lắt, nghèo khổ, nên đầu năm 1922 Bác đã lập ra tờ báo “Người cùng khổ”, Tiếng nói chính nghĩa của giai cấp vô sản và nhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa. Nội dung đăng tải trên báo “Người cùng khổ” là loại vũ khí sắc bén có sức mạnh gấp ngàn lần so với súng đạn của kẻ thù mà chúng đã dùng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. Sứ mệnh của tờ báo là để gải phóng con người. Cuộc chiến đấu không có tiếng súng và bom rơi, đạn nổ đã làm cho kể thù khiếp sợ. Chúng đã tìm mọi cách để ngăn cấm nhưng báo “Người cùng khổ” vẫn được bí mật chuyển về nước. Qua nội dung tờ báo Bác đã đưa chủ nghĩa Mác- LêNin vào Việt Nam thông qua đó để giúp nhân dân ta từng bước hiểu về chủ nghĩa Mác- LêNin, về cách mạng tháng Mười, thấy rõ con đường giải phóng dân tộc, phải gắn với giải phóng giai cấp. Tư tưởng độc dập, dân tộc và chủ nghiã xã hội của Bác trong tờ báo “Người cùng khổ” đã gieo mầm vào đất mẹ Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí là thứ vũ khi sắc bén, có nhiều hiệu quả để tuyên truyền giáo dục nhân dân làm cách mạng đứng lên đánh đổ Đế quốc phong kiến xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà độc lập tư do hạnh phúc. Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng báo chí để kêu gọi toàn dân tham gia kháng chiến, kháng chiến toàn diện và trường kỳ kháng chiến. Năm 1954 hoà bình được lập lại ở miền bắc, Tổ quốc ta tạm thời chia làm 2 miền. Miền bắc tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội, Miền nam dưới sự thống trị của Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Lúc này Bác kêu gọi đấu tranh để thống nhất đất nước. Xây dựng miền bắc XHCN làm hậu phương vững chắc cho tuyền tuyến lớn. Thời kỳ này báo chí đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ cách mạng của Đảng và Nhà nước, Báo chí cả nước thực sự là binh chủng trên mặt trận tư tưởng của Đảng tích cực tham gia động viên sức người, sức của cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng của Bác Hồ báo chí thực sự là chiếc cầu nối giữa lòng dân, ý đảng, bằng các tác phẩm chính luận báo chí đã giải thích các quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ để cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi thực hiện lý tưởng cao cả của Đảng là đấu tranh thống nhất đất nước..vv..

Để khẳng định sức mạnh vai trò của báo chí Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ. cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với tiến trình cách mạng của Đảng. Do đó có thể chia làm 2 thời kỳ.

Một là từ khi Bác về nước năm 1941, tại cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định thành lập mặt trận Việt Minh, bác đã chỉ đạo ra tờ báo “Việt Nam độc lập” cơ quan tuyên truyền cổ  động của Mặt trận Việt minh.

Với tờ báo “Việt nam độc lập“ Bác vữa là người tổ chức chỉ đạo, vừa là người viết chính. Sau hơn 1 năm tháng 8/1942 Bác ra nước ngoài công tác, đồng chí Phạm Văn Đồng là người kế tục sự nghiệp của Bác. Và để phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng 8/1945. Người chỉ đạo ra báo “Cờ giải phóng” đó là cơ quan ngôn luân của Đảng. Đến tháng 12 năm 1945 báo “Sự thật” được thay thế tờ “Cờ giải phóng”. Tờ báo sự thật đã hoàn thành sứ mệnh gần 2/3 thời gian của thời kỳ khánh chiến chống pháp (1948-1954) để rồi gần sáu năm ngày 11/5/1951 Bác Hồ sang lập ra tờ báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng cho đến ngày nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập ra các tờ báo phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, mà Người trực liếp tham gia viết bài cho các báo, chỉ tính riêng báo Nhân dân Bác đã viết gần 1.200 bài với nhiều thể loại khác nhau từ số 1 đến số báo ngày 01/6/1969 với trên 30 bút danh. Chủ đề Người viết cho báo Nhân dân chủ yếu về xây dựng Đảng, phê, tự phê bình về cán bộ đảng viên, vạch mặt tội ác của giặc Pháp, sự can thiệp của đế quốc Mỹ, sự ủng hộ của bầu bạn 5 châu, về an ninh xã hội, về chống thiên tai, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng CNXH. Các bài viết của Bác đều sinh động, dễ đọc, dễ hiểu, cổ vũ người đọc gây lòng căm thù đế quốc phong kiến, bài trừ thói hư tật xấu ,gây niềm tin tưởng cho nhân dân vào tương lai thắng lợi của cách mạng.

Nhìn lại sau 1/2 thế kỷ vừa viết báo, vừa làm cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết 2000 bài. Những bài viết của nhà báo cách mạng vô sản Hồ Chí Minh đều ngắn gọn súc tích không lý giải dài dòng. Nội dung các tác phẩm báo chí của Người có tính hấp dẫn cao. Bởi vì sao? Bởi vì Người còn kèm thêm thơ ca, hò vè dân gian, trong suốt cuộc đời làm báo của mình nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều thể loại báo chí như: Chính luận, bình luận, tường thuật, kể chuyện, phóng sự, điều tra, ký, truyện ngắn, kịch ngắn… súc tích nên ai đọc cũng đễ hiểu, dễ nhớ. Nét nổi lên ở nhà báo cách mạng Hồ Chí Minh là khi sử dụng thể loại báo chí nào Người đều bắt đầu bằng sự kiện hiện tượng đã đang phát sinh, phát triển chẳng hạn; khi động viên khí thế thắng trận của quân và dân ta, người sử dụng thể tường thuật, khi vạch tội ác kẻ thù thì người dùng chính luận như bài: “Vấn đề người bản xứ” đăng trên báo nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp ngày 02/08/1919 đó chính là bài đầu tiên trong sự nghiệp  báo chí của Người.

Từ những dẫn liệu  trên là cơ sở giúp đội ngũ những người làm báo chúng ta ôn lại tư tưởng quan điểm của Người đối với báo chí cách mạng Việt Nam. Bởi Người viết báo nhằm phục vụ cách mạng chứ không phải để trở thành nhà báo. Nhưng Người vẫn trở thành nhà báo lớn nhà báo vô sản đầu tiên của nhân dân ta. Bởi mỗi chữ, mỗi dòng trên mỗi tác phẩm báo chí của Người đều mang hơi thở, nhịp đập của hàng triệu, hàng triệu trái tim nhân dân Việt Nam và còn là ngọn lửa thiêng soi đường dẫn lối cho các dân tộc thuộc địa bị áp bức vùng dậy đấu tranh.

Có thể nói từ những ngày hoạt động cách mạng ở nước ngoài cho đến khi làm Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước những bài báo Bác viết đều nhất quán một nội dung: “Chống đế quốc thực dân, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và CNXH”.

Học tập tư tuợng đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguời sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, Đội nghũ những nguời làm báo Yên Bái đã và đang cùng với đội ngũ báo chí cả nuớc không ngừng góp phần công cuộc đổi mới của đảng thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn mới của sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.   

Trọng bài

Du lịch Mù Cang Chải Ruộng Bậc Thang, Mù Cang Chải