Qui ước Ingelfinger do bác sĩ Franz Ingelfinger được đề ra từ năm 1969, và cho đến nay được hầu hết giới báo chí ủng hộ và tuân thủ. Lúc đó, Franz Ingelfinger là Tổng biên tập Tập san New England Journal of Medicine, một tập san y học số 1 trên thế giới. Trong vai trò này, ông muốn thông tin y khoa khi đến tay công chúng phải được đảm bảo về mặt chất lượng. Để đảm bảo chất lượng, bài báo khoa học phải qua phản biện bởi các chuyên gia trong ngành, trước khi cho công bố trên báo chí đại chúng.
Phóng viên đài Lục Yên tác nghiệp (Ảnh: PV)
Nói một cách ngắn gọn, theo Qui ước Ingelfinger, các cơ sở truyền thông đại chúng không được công bố những thông tin hay kết quả nghiên cứu khoa học đang được xét duyệt cho công bố trên một tập san khoa học. Chỉ khi nào các thông tin hay kết quả này đã được tập san khoa học chính thức công bố thì giới truyền thông đại chúng mới có quyền đưa tin. Chính vì không biết đến quy ước này mà thời gian qua các nhà báo đã làm lao đao nhiều thành phần trong xã hội. Trước hết là người nông dân ví dụ như cách đây đã lâu người trồng vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang đã phải đổ vải thiều đi chỉ vì báo chí đưa tin ăn vải thiều bị đau màng não. Người dân
Tóm lại nhà báo phải luôn kiểm tra tính chính xác của bản tin, phải phân biệt được đâu là sự thật của dữ liệu, đâu là ý kiến và bình luận cá nhân. Cuối cùng thì nếu một bản tin có thể gây tác hại đến nông dân hay một bộ phận lớn trong xã hội, cần phải kiểm tra thật kĩ và đảm bảo chất lượng trước khi quyết định đưa tin.
Tuấn Long
CÁC TIN KHÁC