Ngày xuất bản: 11/01/2017 12:00:00 SA
Đó là những lời hát “Xình ca” (Theo phương ngữ, phát âm là Xịnh ca) một thể loại hát ví dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan. Từ bao đời nay, trong tâm thức của các thế hệ người Cao Lan, luôn tôn thờ một nữ thánh thơ ca gọi là “Sếnh ca Làu Slam”. Làu Slam có giọng hát ngọt ngào và trong sáng như tiếng chim “Va mầy” đã ứng tác rồi dạy cho người Cao Lan những câu hát Xình ca: Giản dị mà sâu lắng, ví von ước lệ nhưng lại cũng thật gần gũi, ý nhị, chan chứa tình cảm và có thể hát tới ba mươi sáu đêm không hết.
Ngày xuất bản: 11/01/2017 12:00:00 SA
Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa văn hóa đang đe dọa sự tồn tại những nét văn hóa dân tộc độc đáo. Do đó, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hay những đặc trưng văn hóa dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ gìn tính đa dạng và sự đa sắc màu văn hóa của quốc gia. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mỗi dân tộc là một vấn đề cấp thiết và mang tính chiến lược để phát triển lâu dài cho mỗi địa phương cũng như cho đất nước.
Ngày xuất bản: 21/12/2016 12:00:00 SA
Hàng nghìn cây đào rừng nở hồng thắm bên các sườn núi, hòa cùng ánh nắng vàng rực rỡ đầu xuân đã làm cho các bản làng của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, cũng vì những nét đẹp đó mà giờ đây, những vạt đào rừng, những gốc đào rừng cổ thụ đang bị tàn phá không thương tiếc dẫn đến việc số lượng của chúng giảm đi đáng kể.
Ngày xuất bản: 21/12/2016 12:00:00 SA
Cách trung tâm thị trấn Mậu A khoảng 1 km, qua cầu Mậu A bắc qua Sông Hồng, đi theo tuyến đường An Thịnh - Mỏ Vàng 200 m là đến di tích Đền Đại An. Đền Đại An là một trong những ngôi đền cổ nằm dọc theo tuyến thượng lưu Sông Hồng, còn nguyên giá trị về văn hoá lịch sử và là điểm đến của du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hoá tâm linh trên địa bàn huyện Văn Yên.
Ngày xuất bản: 02/12/2016 12:00:00 SA
Vừa qua, tại gia đình ông Đặng Nguyên An ở thôn 2, xã Đại Sơn (Văn Yên) đã tổ chức Lễ Tam Thanh hay còn gọi là Tết Nhảy của người Dao đỏ. Lễ Tam Thanh là một trong những nghi lễ đặc sắc về văn hoá tâm linh của người Dao đỏ. Đối với Đại Sơn đã gần chục năm nay không tổ chức lần nào, còn với gia đình ông An thì hơn một đời người chưa tổ chức lần nào.
Ngày xuất bản: 02/12/2016 12:00:00 SA
Cùng với việc sáng tạo ra những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, lạ mắt, hát Páo dung là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Dao Văn Yên, là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
Ngày xuất bản: 02/12/2016 12:00:00 SA
Theo phong tục người Dao đỏ, lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ Cầu mùa rất quan trọng và phải được chuẩn bị chu đáo, không được phép sai sót. Điều đặc biệt nhất là tất cả các đồ dâng cúng thần linh đều phải do các gia đình tự trồng, tự nuôi để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh của người Dao. Các lễ vật như gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo... được các gia đình đóng góp, sau đó tập trung về một hộ có uy tín trong cộng đồng đã được chọn từ trước để chuẩn bị cho các nghi lễ.
Ngày xuất bản: 11/10/2016 12:00:00 SA
Ðàn Tính là nhạc cụ có mặt ở hầu hết các ngày vui của bà con các dân tộc Tày, Nùng ở khu vực Tây Bắc như: mừng năm mới, mừng nhà mới, mừng thượng thọ, mừng thăng quan tiến chức… Cả trong những lúc buồn, cây đàn tính cũng không thể thiếu như: khóc người chết, an ủi người ốm, động viên người đang phiền muộn...
Ngày xuất bản: 11/10/2016 12:00:00 SA
Từ thành phố Yên Bái, ngược đường miền Tây, vượt qua Đèo Ách “Bên nắng, bên mưa khí trời cũng khác” là tới Đồng Khê - một trong 31 đơn vị hành chính của huyện Văn Chấn. Nơi đây có thung lũng Nà Trạm xinh đẹp, bằng phẳng dưới chân núi Linh Nam và Pu Cóp Mưa.
Ngày xuất bản: 20/09/2016 12:00:00 SA
Tại Lễ khai mạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “Những cung bậc thời gian” do các nghệ sỹ, nghệ nhân biểu hiện đã tái hiện sinh động lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng. Ấn tượng nhất phải kể đến những điệu hát giao duyên trữ tình của các chàng trai, cô gái Mông hoà quyện cùng tiếng sáo, tiếng khèn môi lúc ngân nga, khi trầm bổng, dặt dìu, tha thiết, mời gọi du khách bốn phương.